Do hệ thống phân phối được xây dựng được rộng khắp, từ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn cho tới các quầy thuốc thuộc trạm Y tế xã, nên thị trường dược vẫn ổn định, phát triển tốt cho dù có kinh tế có nhiều biến động trong giai đoạn 2009 – 2014.
Hiện tại, ngành phân phối dược vẫn khép kín với các nhóm lợi ích chằng chịt. Lợi nhuận tương đối tốt khiến ngành này trở nên hấp dẫn. Cũng bởi thế mà cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm đã trở nên vô cùng khốc liệt. Trong ngành phân phối dược có 2 mảng phân phối là phân phối sỉ (trong nước với khoảng 1200 nhà phân phối, nước ngoài 300 nhà phân phối), phân phối lẻ (cơ sở bán lẻ thuốc, các phòng mạch tư)
Ở nhóm bán sỉ
Hiện tại, tồn tại 2 hình thức: công ty phân phối sỉ và chợ sỉ. Nhiệm vụ của công ty phân phối sỉ là đổ hàng chủ yếu xuống cho chợ sỉ, một số lượng không lớn đổ được thẳng đến nhà thuốc và phòng khám tư nhân. Trong số các doanh nghiệp phân phối sỉ, nổi nên 3 công ty phân phối sỉ nước ngoài tại Việt Nam là Zuellig Pharma, Mega Products, Diethelm Vietnam đã chiếm đến hơn 50% thị trường (với doanh thu > 1000 tỉ mỗi công ty) và phần còn lại được chia cho khoảng 1.200 công ty phân phối nước ngoài và trong nước khác. Trong đó, Đấu với 3 nhà phân phối sỉ nước ngoài trên là 7 nhà phân phối sỉ nội địa lớn: Công ty Dược phẩm TW I, II, Hoàng Đức, Đông Á, Đô Thành, IC Việt Nam, ATM Pharma. Nhiệm vụ các chợ sỉ là cung cấp hàng hóa cho các nhà thuốc tư nhân và phòng khám tư. Chợ sỉ giống như một kênh trung gian, nơi tập chung hầu hết các chủng loại mặt hàng thuốc để cung ứng tới các cửa hàng thuốc bán lẻ và có quyền lực tương đối lớn nhờ hình thành từ lâu đời, có mối quan hệ lợi ích lớn với các nhà sản xuất cũng như các hãng dược. Lợi nhuận hình thức phân phối này vẫn còn lớn nhưng cạnh tranh rất khốc liệt. Theo thống kế số lượng quầy thuốc ở 2 trung tâm của Hà Nội đã lên tới cả nghìn quầy.
Ở nhóm bán lẻ
Hiện tại, nhóm này vẫn chưa có thủ lĩnh thực sự. Cục diện có thể được chia ra thành 3 nhóm: nhà sản xuất có thực hiện phân phối, chuỗi nhà thuốc và các nhà thuốc lẻ tư nhân. Lợi nhuận giao động của hình thức phân phối này ~ 20% doanh thu.
Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, chuỗi nhà thuốc của doanh nghiệp đạt chuẩn của Bộ Y tế đang ở mức trên 60 chuỗi, trong đó, nhiều chuỗi đã khẳng định vị thế tên tuổi của mình như V-Phano (Công ty Cổ phần Dược phẩm Phano, Tân Bình), chuỗi nhà thuốc ECO (Công ty Cổ phần Dược phẩm ECO), chuỗi nhà thuốc Đông Dương (Công ty Cổ phần Nhà thuốc Đông Dương), chuỗi nhà thuốc Sapharco (Công ty Cổ phần Dược phẩm Sapharco), chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu (Hà Nội chưa có chuỗi nhà thuốc nào được đăng ký trực tiếp với Sở Y tế). Tuy nhiên, nhìn toàn cảnh ở Việt Nam, chưa có doanh nghiệp nào có thể phát triển chuỗi nhà thuốc lên đến 50 cửa hàng.
Theo thống kê của cục quản lý dược tính đến hết năm 2012, trên cả nước có khoảng 57.000 nhà thuốc và quầy thuốc (mật độ phân bố không đều tập trung mật độ cao ở các quận thuộc thành phố lớn), khoảng 11.000 tủ thuốc trạm y tế xã và cơ quan. Số lượng bán thuốc qua các quầy ở Việt Nam là khá cao (50-60%). Tuy nhiên, do giá trị thuốc bán qua quầy là các thuốc thông thường, thuốc bổ nên giá cả thấp hơn so với thuốc đặc trị được kê đơn qua bệnh viện. Nếu tính theo doanh thu, thuốc qua quầy chỉ đạt 26.5% thị phần (hơn 70% doanh thu thuốc đến từ bệnh viên), doanh thu bán lẻ tăng trưởng đều với tốc độ trung bình khoảng 17,5%. Các rào cản cho việc gia nhập, rút lui trong mảng này không mất mát nhiều cộng với tốc độ tăng trưởng khá nên áp lực cạnh tranh lớn giữa các nhà thuốc (bán kính cạnh tranh khoảng 1 – 2km), đặc biệt là khu vực các quận nội thành các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM.
Một số thông tin về thói quen tiêu dùng ở Việt Nam.
Thói quen kê thuốc của bác sĩ và dược sĩ. Tại các bệnh viện và cơ sở y tế, theo thống kê của bộ Y tế, chưa đến 39% giá trị thuốc kê theo đơn của bác sĩ là dành cho thuốc nội. Đặc biệt, ở các bệnh viện tuyến trung ương, số tiền mua thuốc nội chỉ chiếm 12%. Ngoài nguyên nhân về việc giới thiệu chất lượng sản phẩm của các công ty dược còn yếu, nhiều loại thuốc đặc trị các công ty trong nước chưa sản xuất được, thì thói quen kê thuốc ngoại của bác sĩ cần đáng quan tâm. Người tiêu dùng là bị động, việc sử dụng thuốc loại gì là do quyết định của bác sĩ.
Thói quen tiêu dùng sản phẩm Việt. Doanh thu dược phẩm Việt Nam phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ quầy bán thuốc lẻ. Người dân Việt Nam có thói quen chữa bệnh tại gia, và sử dụng những loại thuốc trước đó đă quen dùng. Theo quan niệm của người Việt Nam, hàng Việt Nam thông thường có chất lượng không cao bằng so với sản phẩm nước ngoài, trong trường hợp này, là các sản phẩm của Pháp, hay Đức, Hàn Quốc,v..v… Vì vậy, hàng năm, Bộ Công Thương vẫn luôn khởi động phong trào ‘Người Việt dùng hàng Viêt’ để khuyến khích nhu cầu của người dân mua sản phẩm sản xuất trong nước.
WEB NHÀ THUỐC