Có nhiều bạn đặt câu hỏi cho chúng tôi là quản lý nhà thuốc như thế nào cho đơn giản mà vẫn hiệu quả, có phải cứ mua rẻ bán đắt là quán lý tốt phải không?
Mỗi khi bạn không có mặt nhà thuốc một vài buổi là hoạt động kinh doanh sẽ có chiều hướng đi xuống hoặc giảm sút, nhân viên làm mọi việc chểnh mảng, phản ánh của khách hàng không được tiếp nhận và xử lý kịp thời, vv… Hậu quả:
- Bạn phải luôn phải có mặt ở nhà thuốc để giám sát các hoạt động của nhân viên và giải quyết ngay các vướng mắc hoặc phàn nàn của khách hàng.
- Bạn gập khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh. Khi kinh doanh càng mở rộng thêm, bạn càng thấy công việc nhiều lên dẫn tới quá tải mà lại không thấy hiệu quả đâu.
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH DIỄN RA HÀNG NGÀY TẠI NHÀ THUỐC GỒM 4 NGHIỆP VỤ SAU
NGIỆP VỤ NHẬP HÀNG
Trung bình mỗi nhà thuốc sẽ cần bổ sung hàng hết theo tuần suất 3 – 4 lần trong 1 tuần. Mục đích là quản lý thông tin, doanh số mua hàng và tình trạng trả thưởng của các nhà cung cấp đang mua hàng.
Đặc thù: Nhà thuốc nhận được rất lời chào mời về các chương trình khuyến mại từ các nhà cung cấp với nhiều hình thức trả thưởng (trả ngay, trả sau, trả bằng tiền, trả bằng hàng).
NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG
Đây là hoạt động diễn ra hàng ngày và nhà thuốc. Mục đich là theo dõi được lịch sử mua hàng của khách và giám sát hoạt động bán hàng của nhân viên.
Đặc thù: Bán hàng cắt liều là đặc thù chỉ có tại các cửa hàng thuốc (bán cắt liều theo mẫu sẵn có và bán cắt liều tự do). Đây là hoạt động hay xảy nhiều sai xót nhất tại nhà thuốc (nhân viên nhớ nhầm hàng sau khi bán, đưa nhầm hàng cho khách, tính nhầm tiền, đưa nhầm tiền thừa cho khách, vv…)
NGIỆP VỤ KIỂM KÊ HÀNG
Trung bình mỗi nhà thuốc sẽ kiểm kê theo tuần suất 3 – 6 tháng cho 1 lần kiểm kê. Mục đích của kiểm kê là để phát hiện ra sai xót về hàng hóa trong quá trình nhập hàng hay bán hàng để xử lý ngay.
Đặc thù: Kiểm kê thường là công việc vất vả tại nhà thuốc. Trong khi, nhân sự kiểm kê thì ít, danh mục hàng lên tới hàng nghìn mặt hàng, số lượng trong kho thì luôn biến động vì hoạt động nhập và xuất diễn ra hàng ngày. Mỗi lần kiểm kê phải huy động thêm nhiều người và cố gắng làm trong thời gian ngắn.
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ DÒNG TIỀN
Đây là hoạt động diễn ra hàng ngày và diễn ra tại thời điểm giao ca giữa các nhân viên bán hàng hoặc mới chủ nhà thuốc. Mục đích là giám sát tiền bán hàng của nhân viên, ký nhận giữa các ca bán bằng sổ giao ca.
Đặc thù: Toàn bộ tiền bán hàng trong ca đó sẽ do nhân viên quản lý, đôi khi hàng hóa của trình dược viên giao tới cửa hàng được nhân viên thanh toán.
LÝ DO CHÍNH MÀ BẠN KHÔNG THỂ QUẢN LÝ ĐƯỢC VÌ 1 TRONG 4 NGHIỆP TRÊN ĐÃ KHÔNG THỂ TRIỂN KHAI ĐƯỢC TỐT TẠI NHÀ THUỐC
NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG
Với cách làm cũ, việc ghi chép gần như mang tính hình thức và phụ thuộc hoàn toàn vào trí nhớ hoặc sự tự giác của nhân viên. Bạn cũng không nghĩ ra cách làm nào tốt hơn để có thể hạn chế những sai xót trong việc ghi chép trong khâu bán hàng này: nhân viên nhớ nhầm hàng sau khi bán, đưa nhầm hàng cho khách, tính nhầm tiền, đưa nhầm tiền thừa cho khách.
Hầu hết cuối mỗi ca hoặc mỗi ngày bán hàng tại nhà thuốc đều có hiện tượng tiền bán thực tế bị thừa hoặc thiếu so với sổ sách (chủ yếu là tiền thừa). Nhà thuốc chấp nhận sự trung thực của nhân viên.
NGIỆP VỤ KIỂM KÊ HÀNG
Hoạt động kiểm kê tại nhà thuốc quá vất vả, phải huy động nhiều người, làm trong khoảng thời gian ngắn (trong nửa buổi hoặc cả buổi là cùng vì bạn còn phải ưu tiên bán bán hàng), số liệu kiểm đếm thì sai và nhầm lẫn nhiều. Kiểm kê thì vất vả nhưng kết quả sau kiểm kê không biết phải đổi chiếu như nào để tìm ra sai xót.
Hầu hết các nhà thuốc đều không thực hiện được hoạt động kiểm kê này vì những bất cập trên. Nhà thuốc chấp nhận số tạm tính của giá trị kho hàng và chấp nhận những sai xót của nhân viên.
WEB NHÀ THUỐC
QUẢN LÝ NHÀ THUỐC THẬT ĐƠN GIẢN
Quản lý nhà thuốc chỉ đơn giản là bạn cùng với nhân viên triển khai cả 4 nghiệp vụ (nhập hàng, bán hàng, kiểm kê hàng, quản lý dòng tiền) tại nhà thuốc một cách logic và minh bạch, cụ thể:
- Tách hoạt động nhập hàng và bán hàng tại nhà thuốc ra để phân tách trách nhiệm và giảm thiểu sai xót và thất thoát: Chủ nhà thuốc sẽ nhập các phiếu mua hàng, nhân viên sẽ bán hàng và nhập các phiếu bán hàng theo ca của mình.
- Kiểm kê phải tiến hành định kỳ 3 tháng 1 lần. Nếu có sai xót về hàng hóa xảy ra ở phần bán hàng thì nhân viên sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù.
- Quản lý dòng tiền phải thực hiện trên sổ sách giao ca cho tất cả những phần tiền thừa, tiền thiếu, tiền trả nhà cung cấp và phải được ký nhận bởi những người liên quan để đối chiếu khi cần.
- Để cả 4 nghiệp vụ được thực thi hàng ngày, bạn cần áp dụng ngay phần mềm quản lý nhà thuốc.
Theo yêu cầu của Bộ Y tế, phần mềm đã được yêu cầu triển khai để kết nối tới tất cả các nhà thuốc. Nên cả 4 nghiệp vụ này một khi đã được ứng dụng trên phần mềm sẽ biến phần mềm thành một trợ thủ đắc lực giúp bạn:
- Tra cứu nhanh các thông tin tồn kho, doanh thu, lợi nhuận, giao dịch của khách hàng, vv…
- Kiểm soát hoạt động bán hàng của nhân viên để biết được nhân viên bán gì, doanh thu bao nhiêu, lợi nhuận nhiêu và thưởng bao nhiêu.
- Phân tách được trách nhiệm của từng người nếu có sai xót thông qua việc đối chiếu dữ liệu kiểm kê.
- Lắm bắt thông tin, lịch sử giao dịch, điểm thưởng để chăm sóc khách hàng càng tốt hơn.