Thị trường phân phối lẻ dược phẩm là một thị trường cạnh tranh tương đối hoàn hảo. Nếu biết tận dụng những lợi thế vốn có lâu đời, len lỏi vào từng ngóc ngách đường phố và cải thiện dịch vụ nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc truyền thống vẫn có sức cạnh tranh nhất định.
Trong thời đại ngày nay, việc chăm sóc sức khỏe và sử dụng dược phẩm là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người. Nhà thuốc truyền thống từ lâu đã trở thành thân thuộc và là lựa chọn của hầu hết người dân khi đau ốm. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của kinh tế, công nghệ, thị trường dược phẩm đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Số lượng nhà thuốc càng ngày càng nở rộ, nhất là những nhà thuốc tư nhân có hình thức tương đối giống nhau thế để tạo sự khác biệt, cần tập trung vào các yếu tố giữ chân khách hàng.
1. Hướng dẫn cách thức cạnh tranh khi kinh doanh nhà thuốc
Nhà thuốc cạnh tranh nhờ vị trí, địa điểm
Địa điểm và vị trí là một yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh nhà thuốc. Thực tế, nếu không lựa chọn địa điểm đúng, ngay cả những nhà thuốc chất lượng nhất cũng có thể gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng.
Thói quen của người Việt khi đau ốm thường tìm đến những hiệu thuốc gần nhà. So với các chuỗi nhà thuốc hiện đại mới mở, nhà thuốc tư nhân truyền thống vẫn có lợi thế hơn vì len lỏi khắp nơi. Trung bình trong phạm vi bán kính 500m mỗi khu dân cư có ít nhất một nhà thuốc tây. Nếu biết tận dụng nguồn khách quen xung quanh, bạn sẽ không lo thiếu người “ủng hộ”.
Hãy lựa chọn những vị trí có đông người qua lại, như gần bệnh viện, trường học, khu dân cư đông đúc hay các trung tâm thương mại sẽ giúp nhà thuốc tiếp cận với đối tượng khách hàng rộng hơn và tăng cơ hội bán hàng (xem xét các yếu tố khác như độ cạnh tranh, giá thuê mặt bằng, diện tích cửa hàng và ngân sách kinh doanh. Nếu địa điểm quá đắt đỏ hoặc không thích hợp với ngân sách của nhà thuốc, có thể sẽ gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh).
Nhà thuốc cạnh tranh bằng chất lượng và giá bán
Kinh doanh nhà thuốc luôn là một lĩnh vực siêu lợi nhuận, nhưng để phát triển hơn những đối thủ cạnh tranh, điều quan trọng nhất là xây dựng được sự uy tín. Sự uy tín của một nhà thuốc có thể đến từ chất lượng thuốc và giá cả cạnh tranh.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
- Chú ý đến nguồn cung cấp thuốc, lựa chọn các nhà sản xuất uy tín và đảm bảo thuốc đạt chất lượng chuẩn.
- Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp có kiến thức chuyên môn sẽ giúp nâng cao chất lượng phục vụ, kê đơn đạt hiệu quả, nhận được đánh giá và phản hồi tốt.
Áp dụng chiến lược giá cả thông minh
Giá cả là một yếu tố quan trọng quyết định sự lựa chọn của khách hàng. Việc đưa ra mức giá hợp lý và cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng loại sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng đến với nhà thuốc của bạn. Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi, giảm giá thường xuyên cũng là cách tốt để thu hút khách hàng quay lại và tăng doanh số bán hàng.
Các nhà thuốc mới mở thường có xu hướng giảm giá bán trong khoảng vài tháng sau khi mở để thu hút khách hàng, cũng như quảng bá sự hiện diện của mình đối với khách hàng trong khu vực. Việc giảm giá bán các mặt hàng có thể giúp nhà thuốc đạt được hiệu quả ngay về việc tăng doanh thu và lượt khách ngày. Nhưng tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm xuống và làm tăng áp lực về chi phí cho nhà thuốc, nhất là các nhà thuốc mới mở. Đây là một chiến lược cạnh tranh đơn giản và có hiệu quả tức thì nhưng cũng là con dao hai lưỡi đối với nhà thuốc.
Việc tiếp tục duy trì chiến lược cạnh tranh về giá sẽ càng làm tăng áp lực chi phí và đến một lúc nhà thuốc không thể giảm thêm được nữa. Nó đồng thời cũng khơi mào cho một cuộc cạnh tranh về giá với các nhà thuốc khác trong khu vực (các nhà thuốc trong khu vực sẽ tự động điều chỉnh lại giá sau khoảng 1 – 2 tháng) dẫn tới mặt bằng giá mới và tạo ra thêm nữa áp lực cạnh tranh.
Chiến lược cạnh tranh về giá chỉ nên áp dụng trong thời gian đầu mới thành lập nhà thuốc (dưới 6 tháng) và cho một số mặt hàng nhất định (hàng sử dụng phổ biến, hàng nổi tiếng, hàng được quảng bá rộng rãi). Chủ nhà thuốc cần ghi nhớ rằng chỉ có một lượng khách hàng nhất định là nhạy cảm với giá bán, thường là khách hàng nhiều tuổi hoặc khách hàng mắc bệnh mãn tính.
Nhà thuốc cạnh tranh bằng dịch vụ và tư vấn bán hàng
Kinh doanh nhà thuốc không chỉ đơn giản là bán thuốc mà còn là một quá trình tư vấn chăm sóc sức khỏe cho khách hàng. Chất lượng phục vụ và năng lực tư vấn bán hàng ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu, sức cạnh tranh của nhà thuốc.
Để trở thành một người bán hàng chuyên nghiệp tạo được sự khác biệt so với đối thủ, bạn cần có năng lực tư vấn bán hàng tốt. Điều này đòi hỏi người bán thuốc phải có kiến thức sâu về các loại thuốc, hiểu rõ về cơ chế tác dụng, tác dụng phụ, liều lượng, tần suất sử dụng… để có thể tư vấn cho khách hàng một cách chính xác và đầy đủ nhất.
Người bán thuốc cần có tâm, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Không chỉ tư vấn cho khách hàng sử dụng thuốc đúng cách, nếu nhận triệu chứng có dấu hiệu nghiêm trọng nên gợi ý cho họ đi khám ở các tuyến cao hơn, tránh trường hợp tự mua, tự chữa ở nhà dẫn đến hậu quả xấu vì không phát hiện kịp thời.
Bạn cần ghi nhớ rằng chất lượng phục vụ của nhà thuốc được đo bằng sự thỏa mãn của khách hàng qua cảm nhận được phục vụ, kết quả dùng thuốc:
- Danh mục thuốc cần đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu khách hàng (cần từ 1000 tới 2000 mặt hàng).
- Nhân viên bán có kỹ năng tư vấn giỏi và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp với khách hàng, cách nói chuyện nhẹ nhàng, cởi mở để khơi gợi để người bệnh mô tả chính xác triệu chứng, độ tuổi, thói quen, tiền sử bệnh…kiên nhẫn, nhẹ nhàng giải thích, lắng nghe, tránh cáu gắt hay lớn tiếng.
2. Đo lường hiệu quả của chiến lược cạnh tranh nhà thuốc
Khi đánh giá hiệu quả của chiến lược cạnh tranh nhà thuốc, có 2 chỉ tiêu giúp bạn đo lường hiệu quả của chiến lược cạnh tranh. Đó là chỉ tiêu tốc độ tăng doanh thu trung bình tháng và tỷ suất lợi nhuận trung bình tháng.
- Đối với chiến lược cạnh tranh bằng giá, tốc độ tăng doanh thu càng cao có nghĩa là chiến lược cạnh tranh càng hiệu quả.
- Đối với chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ và tư vấn bán hàng, tỷ suất lợi nhuận càng cao có nghĩa là chiến lược cạnh tranh càng hiệu quả.
Hai chỉ tiêu này thường có xu hướng nghịch nhau: tỷ suất có xu hướng tăng thì tốc độ tăng doanh thu có xu hướng giảm và ngược lại. Điều này có nghĩa là rất khó trong việc áp dụng đồng thời 2 chiến lược cạnh tranh này.
3. Các yếu tố khác làm tăng năng lực cạnh tranh của nhà thuốc
Bên cạnh những yếu tố về giá cả và chất lượng dịch vụ, nhà thuốc có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng các cách sau:
Tận tâm và chăm sóc khách hàng: Nhà thuốc nên đặt khách hàng lên hàng đầu, luôn lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đưa ra các lời khuyên hữu ích, chân thành giúp khách hàng tìm được sản phẩm phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.
Cung cấp các dịch vụ liên quan đến sức khỏe: Ngoài việc cung cấp thuốc, nhà thuốc có thể mở rộng phạm vi dịch vụ bằng cách tư vấn về dinh dưỡng, chăm sóc da, sức khỏe tinh thần, cung cấp sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
Sử dụng công nghệ hiện đại: Nhà thuốc có thể áp dụng các công nghệ như website, ứng dụng di động để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, đặt hàng và thanh toán một cách tiện lợi.
Tăng cường quảng cáo và khuyến mãi: Để thu hút khách hàng, nhà thuốc nên thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc tặng quà. Đồng thời, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, radio, trang mạng xã hội để tăng hiệu quả tiếp cận với khách hàng.
Hợp tác với các bác sĩ và các chuyên gia y tế: Nhà thuốc có thể hợp tác với các bác sĩ và các chuyên gia y tế để cung cấp thông tin về sức khỏe và sản phẩm y tế cho khách hàng. Đây cũng là cách để xây dựng uy tín và tạo niềm tin đối với khách hàng.
Tuyển dụng và đào tạo được nhân viên tư vấn và bán thuốc giỏi: Xây dựng được nhiều mối quan hệ với các nhà cung cấp và khách hàng để đảm bảo nguồn dược phẩm chất lượng, duy trì tập khách hàng thân thiết xung quanh khu vực nhà thuốc
Thường xuyên giữ vệ sinh, lau chùi quầy thuốc để khách hàng luôn cảm nhận sự an toàn, uy tín. Nhiều nhà thuốc quá lâu không thay những mẫu mã, hộp đựng thuốc bám bụi, cũ kỹ tạo cảm giác thiếu tin tưởng cho người mua.
Sắp xếp hàng hóa khoa học, sao cho dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Đừng để khách hàng đã mệt mỏi vì bệnh lại còn phải chờ đợi người bán lục tung quầy để tìm xem loại thuốc đó còn hay đã hết…
Đặc biệt, nếu áp dụng phần mềm quản lý nhà thuốc bạn sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh quan trọng có thể kiểm soát và phân loại thuốc, lưu trữ thông tin theo hệ thống, dễ dàng kiểm kho, tìm kiếm sản phẩm. Khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm khi nhận được hóa đơn mua hàng, lại không phải đợi lâu vì thao tác thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp. Phần mềm còn giúp bạn chống gian lận hay thất thoát, yên tâm quản lý từ xa khi bận việc.
Chúc bạn tìm ra lợi thế cạnh tranh cho nhà thuốc của mình và kinh doanh thành công!
Bài viết liên quan:
3 gói tích hợp mới: Webnhathuoc Plus nâng cao hiệu quả quản lý nhà thuốc